Cali Bridal
Blogs / Kinh nghiệm cưới hỏi / Kịch bản chương trình lễ ăn hỏi hay, đầy đủ và ngắn gọn
Kịch bản chương trình lễ ăn hỏi hay, đầy đủ và ngắn gọn
Kinh nghiệm cưới hỏi
03/07/2024
Một kịch bản chương trình trong lễ ăn hỏi thông thường sẽ trải qua nhiều bước khác nhau, từ việc chào hỏi giữa hai gia đình đến trao lễ vật, cô dâu chú rể ra mắt toàn thể quan khách, thực hiện nghi thức lễ gia tiên cho đến khi 2 gia đình bàn bạc… View Article

Một kịch bản chương trình trong lễ ăn hỏi thông thường sẽ trải qua nhiều bước khác nhau, từ việc chào hỏi giữa hai gia đình đến trao lễ vật, cô dâu chú rể ra mắt toàn thể quan khách, thực hiện nghi thức lễ gia tiên cho đến khi 2 gia đình bàn bạc về lễ cưới. Cùng Cali Bridal tìm hiểu cụ thể từng bước trong kịch bản lễ ăn hỏi để có được sự chuẩn bị tốt nhất nhé.

Ai sẽ viết kịch bản chương trình lễ ăn hỏi?

Để đảm bảo lễ ăn hỏi diễn ra thuận lợi, kịch bản chương trình cần có sự thống nhất của hai bên gia đình, đặc biệt là trưởng đoàn, người phụ trách phát biểu. Bởi lẽ, đây là hai người toàn quyền đại diện phát biểu trong nghi thức đám hỏi.

kich ban le an hoi

Kịch bản lễ ăn hỏi tại nhà gái hay nhà trai đều nên giao cho người có khả năng và có văn vẻ và am hiểu về thủ tục cưới hỏi để chuẩn bị. Điều này sẽ giúp cho kịch bản chương trình lễ ăn hỏi được phát biểu hay, đúng ý, đảm bảo về mặt thời gian của nghi lễ đính hôn

Kịch bản lễ ăn hỏi phải viết trước bao lâu thì hợp lý?

Nếu ngày ăn hỏi được ấn định thời gian còn thư thả, gia đình lúc này cũng có nhiều thời gian chuẩn bị thì nên chuẩn bị kịch bản càng sớm càng tốt. Xây dựng kịch bản sớm giúp đại diện phát biểu có thời gian luyện tập, từ ngữ sử dụng được trau chuốt tốt hơn.

Nếu không có nhiều thời gian, gia đình cũng nên chuẩn bị kịch bản ít nhất khoảng 1 tuần trước khi diễn ra đám hỏi. Kịch bản khi được viết xong nên được in ra nhiều bản để cho gia đình đọc tham khảo cũng như góp ý.

Buổi lễ ăn hỏi diễn ra bao lâu?

Vì thời gian có hạn, đặc biệt trong trường hợp hai gia đình các nhau khá xa thì các nghi lễ trong buổi lễ nên thực hiện nhanh gọn, thường sẽ kéo dài trong khoảng 1 – 1 giờ 30 phút. Trường hợp nhà ở xa, bên họ gái nên mời cơm nhà trai để tỏ lòng hiếu khách của mình.

kich ban le an hoi

THAM KHẢO THÊM

15+ Mẫu Bài Phát Biểu Trong Lễ Ăn Hỏi Cực Hay Và Dễ thuộc Nhất

50+ Mẫu Phông Ăn Hỏi Đẹp Sang Xịn Nhất Đừng Bỏ Qua

Các bước trong kịch bản dẫn chương trình lễ ăn hỏi

Bước 1: Nhà trai mang lễ vật đến nhà gái

Lễ ăn hỏi thường được bắt đầu bằng việc nhà trai sẽ mang theo lễ vật đến ăn hỏi và di chuyển qua nhà gái. Lễ vật ăn hỏi là những tráp lễ được nhà trai chuẩn bị từ trước ngày ăn hỏi 1 -2 tuần để hỏi cưới cô dâu. Đúng vào ngày lành tháng tốt đã định, gia đình nhà trai sẽ tiến hành di chuyển qua nhà gái. 

Lúc này, nhà trai cần lưu ý kiểm tra thật kỹ các sính lễ mà trước giờ khởi hành chuẩn bị để tránh thiếu sót hoặc hư hỏng. Bên cạnh đó, hãy chuẩn bị trước lộ trình tiến đến nhà gái, căn thời gian để không bị lỡ mất giờ hoàng đạo.

Khi đến nơi, hãy đỗ xa cách nhà gái khoảng 100m và xuống xe, xem lại trang phục cho chỉnh tề nhất. Đồng thời hãy sắp xếp thứ tự di chuyển vào gia đình nhà gái để tránh lộn xộn, mất thẩm mỹ.

Bước 2: Hai gia đình chào hỏi và trao lễ vật

Đúng thời gian làm lễ, gia đình nhà trai sẽ bắt đầu tiến vào nhà gái theo thứ tự vai vế từ cao xuống thấp. Đầu tiên sẽ là trưởng họ, ông bà sau đó là bố mẹ chú rể, cô dì chú bác và cuối cùng là chú rể và đội bê tráp.

kich ban le an hoi

Nhà trai cần chú ý về thứ tự bê tráp lễ khi tiến vào nhà gái. Đi đầu phải là tráp trầu cau, tiếp theo là tráp rượu thuốc, tráp chè – hạt sen, tráp bánh cốm – tráp phu thê và cuối cùng là tráp rồng phượng.

Khi nhà trai đã tiếp vào, nhà gái sẽ đứng ở cổng để tiến đón. Lúc này nhà gái cũng sẽ để cô dâu ngồi trong phòng và không được tham dự vào các nghi lễ cho đến khi chú rể lên đón. 

Sau khi thủ tục chào hỏi lẫn nhau của hai nhà thì đội bê tráp nam sẽ tiến vào để trao lễ vật cho đội tráp nữ. Trao xong cả hai gia đình sẽ tiến vào khu vực tổ chức lễ ăn hỏi đã được nhà gái chuẩn bị.

Bước 3: Đại diện hai gia đình phát biểu nhà phát biểu

Khi đã ổn định chỗ ngồi, lần lượt đại diện của hai bên gia đình sẽ đứng lên phát biểu. Đại diện nhà trai là người phát biểu trước, sau đó sẽ đến đại diện nhà gái. Cả hai đều nói về mục đích của buổi lễ ăn hỏi, của tráp xin dâu và lời hỏi cưới cô dâu.

kich ban le an hoi

Sau khi đại diện gia đình nhà trai phát biểu thì đại diện nhà gái sẽ đứng lên trình bày mục đích buổi lễ và nhập tráp lễ, chấp nhận cho cô dâu và chú rể thành đôi.

Hai đại diện nên phát biểu ngắn gọn, đi thẳng vào vấn để mà vẫn thể hiện được phong thái đầy tự tự, đĩnh đạc trong toàn bộ quá trình phát biểu.

Bước 4: Chú rể lên đón và gặp mặt cô dâu

Hoàn thành nghi thức trao nhận tráp lễ, chú rể sẽ lên phòng đón cô dâu xuống để chào hỏi quan khách và thực hiện nghi lễ gia tiên. Nàng dâu không nên tự ý xuất hiện khi chú rể chưa đón bởi sẽ được xem là thiếu lễ phép. Bên cạnh đó, dân gian còn quan niệm rằng nếu mẹ chồng nhìn thấy cô dâu trước chú rể thì sau này sẽ không được xem trọng.

Bước 5: Cô dâu chú rể thực hiện nghi lễ gia tiên

Mẹ cô dâu lúc này sẽ chọn một sính lễ đại diện để mang lên dâng bàn thờ tổ tiên, dâu – rể sẽ thắp hương theo sự hướng dẫn của trưởng họ nhà gái. Mục đích ra mắt chú rể cũng như là lời báo cáo với ông bà tổ tiên về buổi lễ ăn hỏi hôm nay. Sau khi đã thắp hương, dâu – rể sẽ quay trở lại buổi lễ để rót nước mời quan khách hai họ. 

kich ban le an hoi

Bước 6: Hai gia đình bàn bạc về lễ cưới 

Lễ cưới là lễ vu quy được tổ chức tại nhà gái và lễ tân hôn là lễ cưới được tổ chức tại nhà trai. Khi đã thực hiện hết các nghi lễ, thủ tục trên, hai bên gia đình sẽ ngồi lại bàn bạc, lên kế hoạch và thống nhất các công việc trong lễ cưới như ngày, giờ, địa điểm và các nghi lễ quan trọng như xin dâu, giờ rước dâu,…

kich ban le an hoi

Trong đó, lễ xin dâu là nghi thức mẹ hoặc bà của chú rể sẽ mang lễ vật xin dâu đến hỏi cưới nhà gái một lần nữa, thường được thực hiện ngay trước lễ rước dâu. Lễ rước dâu là nghi thức gia đình nhà trai rước nàng dâu về nhà mình để tổ chức lễ thành hôn.

Bước 7: Nhà gái thực hiện nghi lễ lại quả cho nhà trai

Trước khi nhà trai xin phép ra về, nhà gái sẽ chia lễ vật để trả lại nhà trai. Việc chia đồ phải thực hiện bằng tay và không nên sử dụng công cụ như dao, kép và trả tráp cần để ngửa nắp. Sau đó, nhà trai xin phép mang về, lúc này nghi lễ ăn hỏi kết thúc.

Bên cạnh việc lại quả, thời điểm kết thúc lễ ăn cũng là lúc đội bê tráp trao đổi lì xì để thể hiện sự bén duyên giữa hai nhà, đồng thời để tránh mất duyên khi bê tráp.

Mẫu kịch bản lễ ăn hỏi hay, chi tiết

Ngoài việc nắm rõ kịch bản chương trình lễ ăn hỏi được diễn ra như thế nào thì người dẫn chương trình cần chuẩn bị một kịch bản MC ngày ăn hỏi là vô cùng cần thiết. Một kịch bản MC lễ ăn hỏi hoàn chỉnh phải có các phần chính như mở đầu, phần giới thiệu thành phần tham gia, thủ tục trao nhận lễ, chú rể đón cô dâu, thắp hương gia tiên, hai gia đình bàn bạc về lễ cưới và kết thúc buổi lễ. Cùng Cali bridal tham khảo mẫu kịch bản MC lễ ăn hỏi ngắn gọn, đầy đủ và hay nhất được sử dụng rộng rãi.

kich ban le an hoi

Mở đầu

Lời đầu tiên, xin phép được gửi lời chào trân trọng tới quý quý ông, quý bà, và quý quan khách trong gia đình của hai bên, những người hiện diện ở buổi lễ ăn hỏi hôm nay để chung vui cùng cô dâu [Tên cô dâu] và chú rể [Tên chú rể].

Kính thưa quan khách, sau thời gian dài gặp gỡ, tìm hiểu và xây dựng tình cảm, cô dâu [Tên cô dâu] và chú rể [Tên chú rể] đã quyết định sẵn sàng bước vào cuộc hôn nhân và chia sẻ buồn vui với nhau. Đôi uyên ương của chúng ta đã bàn bạc với hai gia đình và chọn một ngày đẹp để kết nối tình cảm gia đình. Và hôm nay, ngày [ngày] tháng [tháng] năm [năm], là ngày lành tháng tốt, ngày quan trọng mà gia đình chú rể sẽ mang quà cơi trầu đến nhà cô dâu, cả hai gia đình sẽ trò chuyện để có được những thống nhất về ngày cô dâu về nhà chú rể.

Giới thiệu đại diện hai bên gia đình và mâm tráp lễ

Giới thiệu gia đình dâu rể

Đầu tiên, trưởng đoàn nhà trai sẽ có đôi lời muốn giới thiệu về thành phần tham dự buổi lễ ăn hỏi ngày hôm nay và vị đại diện cho nhà gái cũng sẽ có đôi lời đáp từ. Chúng ta cùng dành một tràng pháo tay thật lớn cho đại diện nhà trai ạ!

……………………………

Vâng! Lời giới thiệu rất đầy đủ của quan viên họ nhà trai. Có đi có lại thì mới toại lòng nhau đúng không ạ? Tiếp theo sẽ là đại diện của nhà gái sẽ đứng lên để giới thiệu thành phần quan trọng đã có mặt trong lễ ăn hỏi ngày hôm nay, xin kính mời.

……………………………

kich ban le an hoi

Một câu nói rất hay của người Kinh Bắc như này: 

“Hôm nay sum họp trúc mai

Tình chung một khắc nghĩa dài trăm năm

Hôm nay tứ hải giao tình

Tuy rằng bốn biển nhưng sinh một nhà”

Tuy rằng mỗi người ở mỗi nơi khác nhau nhưng ngày hôm nay, giờ phút này đã tụ họp tại đây để chung vui, chứng kiến và chúc phúc cho đôi bạn trẻ, chẳng còn điều gì quý giá hơn khi cả hai sẽ về chung một nhà.

kich ban le an hoi

Giới thiệu các mâm tráp lễ

Trong lễ ăn hỏi hôm nay, không thể thiếu đó chính là sính lễ ăn hỏi đã được nhà trai chuẩn bị chu đáo, đẹp mắt để gửi đến nhà gái. Đầu tiên, sẽ là mâm lễ trầu cau, một nét đẹp của trong văn hóa Việt. Nó tượng trưng cho sự son sắt trong mối quan hệ sau này của hai vợ chồng. Với những quả cau trong trịa hòa quyện cùng mùi thơm của trầu và vôi trắng tạo nên một ý nghĩa thiêng liêng và sâu sắc.

Mâm lễ thứ hai, mâm rượu thuốc. Mâm này sẽ được dâng lên tổ tiên với mong muốn tổ tiên sẽ chứng giám cho lòng thành của nhà trai, lời xin phép được làm lễ ăn hỏi.

Tiếp nối chương trình, tôi xin trân trọng kính mời hai gia đình sẽ cùng bước lên phía trên sân khấu để trao và nhận sính lễ (hai gia đình chụp ảnh). 

Mâm lễ thứ ba – mâm chè và hạt sen. Với người Việt ta, khi ngồi cùng chén chè, hạt sen thì câu chuyện hai bên gia đình sẽ trở nên thân tình, gần gũi hơn rất nhiều.

Mâm lễ thứ tư – bánh cốm, bánh phu thê . Gắn liền với những giai thoại đẹp và tình yêu và hạnh phúc, sự chung thủy và họa hợp, là thức ăn hòa quyện đất trời.

Mâm sính lễ cuối cùng sẽ là hoa quả ngọt, một lời nhắn nhủ cặp đôi hãy sống thật viên mãn, kết hoa thơm quả ngọt cho đời.

Thủ tục trao và nhận lễ

Tiếp theo chương trình, kính mời đại diện 2 bên gia đình sẽ cùng bước lên phía trên để trao – nhận sính lễ.

kich ban le an hoi

Giới thiệu chú rể

Ngay bây giờ, một nhân vật vô cùng đặc biệt ngày hôm nay, xin trân trọng giới thiệu đến quan viên hai họ, quan khách, chàng rể hôm nay, chú rể [tên chú rể] trong trang phục áo dài truyền thống vô cùng ấn tượng. Một tràng pháo tay dành cho chú rể ạ.

Chú rể đón cô dâu

Có lẽ bây giờ chàng rể đang rất nóng lòng kiếm tìm cô dâu của mình, không để chú rể phải chờ lâu, giờ đây bố mẹ vợ sẽ dẫn con rể lên đón cô dâu xuống ra mắt trước các ông các bà và các vị quan khách. Xin mời ạ! Trong thời gian chờ đợi, xin mời các cụ, các ông bà ngồi xơi nước, xơi kẹo vài phút.

kich ban le an hoi

Và đây rồi, hai nhân vật chính của ngày hôm nay đã xuất hiện. Xin giới thiệu một lần nữa đến quan khách, cô dâu [tên cô dâu] và chú rể [tên chú rể]. Cặp đôi hãy cùng cúi chào đến quan viên hai họ và quan khách đang có mặt trong sự kiện hôm nay. Xin mời. 

Kính thưa quan viên hai họ, hai bên kết nghĩa giao hòa trăm năm, họ trai họ gái nay cũng đã gần rồi, xin một tràng pháo tay chúc phúc cho tình thông gia mãi keo sơn, đậm đà. 

Cô dâu chú rể thắp hương gia tiên

Bây giờ cô dâu và chú rể của chúng ta sẽ đi thắp hương làm lễ gia tiên, kính báo với ông bà tổ tiên. Gia đình sẽ chọn một sính lễ dâng lên bàn thờ, nghi lễ này không chỉ là một báo cáo đến tổ tiên mà còn để tổ tiên phù hợp cho cô dâu chú rể được mạnh khỏe, hạnh phúc, may mắn.

kich ban le an hoi

Một lời cảm ơn đến tất cả quan viên hai họ, các vị khách quý đã có mặt trong lễ ăn hỏi của cả hai, dâu – rể hãy cùng rót những ly trà nồng ấm để cùng nhau dâng lên các cụ, các ông các bà, tỏ lòng biết ơn chân thành của mình. Xin mời.

Hai gia đình bàn bạc về lễ cưới

Buổi lễ ăn hỏi đã dần đi đến chặng cuối. Vừa rồi, qua sự bàn bạc và thống nhất thì hai bên gia đình đã quyết định chọn ngày lành, giờ lành để ấn định cho buổi lễ rước dâu và kế hoạch tổ chức của đôi bạn trẻ.

kich ban le an hoi

Kính thưa toàn thể quan khách, sau đây sẽ đại diện nhà trai sẽ có đôi lời phát biểu để lên kế hoạch hôn lễ cho cô dâu và chú rể được trọn vẹn.

Kết thúc

Kính thưa quý vị, chương trình ăn hỏi tại gia đình nhà gái đã diễn ra thành công tốt đẹp. Một lần nữa thay mặt cho gia đình nhà gái tôi xin gửi lời cảm ơn về sự có mặt của toàn thể quan viên hai họ cùng những vị khách quý đã không ngại đường xá xa xôi đã về đây. Một lần nữa xin kính chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công, chúc cô dâu và chú rể trăm năm tình viên mãn, bạc đầu nghĩa phu thê.

kich ban le an hoi

Trên đây là tổng hợp các thông tin chi tiết về kịch bản lễ ăn hỏi phù hợp với phong tục truyền thống của người Việt. Hy vọng qua bài viết trên của Cali bridal sẽ giúp bạn chuẩn bị đầy đủ thông tin để thực hiện lễ ăn hỏi chuẩn nhất nhé!

TÌM HIỂU THÊM

30+ Kiểu tóc đám hỏi cho Cô Dâu đơn giản mà sang trọng nhất

Hướng dẫn Làm Tráp Ăn Hỏi đơn giản ấn tượng, đẹp mắt

Bài viết liên quan
Cô dâu nào cũng xứng đáng được xinh đẹp và rạng rỡ nhất ngày cưới của...
Xem chi tiết
Bạn sẽ chọn váy cưới nào cho ngày trọng đại của đời mình? Một chiếc váy...
Xem chi tiết
Chuyện đám cưới không chỉ là chuyện riêng của hai người mà còn liên quan...
Xem chi tiết
Lễ ăn hỏi là một nghi thức, phong tục bắt buộc trước đám cưới theo...
Xem chi tiết
Một trong những việc quan trọng trong ngày ăn hỏi chính là việc lựa chọn...
Xem chi tiết
Trước ngày trọng đại, một trong những điều quan trọng cần phải chuẩn bị...
Xem chi tiết