Hiện nay, lễ cưới truyền thống của người dân Việt bao gồm 3 nghi lễ quan trọng: lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi và lễ cưới. Trong đó lễ dạm ngõ được coi là nghi lễ quan trọng không thể thiếu. Cùng Cali Bridal tìm hiểu về lễ dạm ngõ miền Nam và sự khác biệt giữa các vùng miền trong bài viết sau đây nhé!
Tìm hiểu về lễ dạm ngõ miền Nam
Theo người dân miền Nam, lễ đi nói là dịp để hai bên gia đình gặp gỡ và tìm hiểu về hoàn cảnh hai bên. Phụ huynh hai bên gia đình sẽ gặp gỡ trực tiếp và trò chuyện với nhau. Trong quá trình tìm hiểu, nếu hai nhà đều cảm thấy ổn và ưng thuận thì sẽ tiến hành bàn đến chuyện ăn hỏi và tổ chức đám cưới của đôi bạn trẻ.
Từ xưa đến nay, ông bà ta luôn để ý việc “danh chính ngôn thuận”. Đó là lý do lễ dạm ngõ miền Nam là nghi lễ chính thức công nhận mối quan hệ giữa hai bạn trẻ. Từ đó trở đi, hai bạn sẽ được tìm hiểu, qua lại với nhau chính thức. Lễ dạm hỏi như một hình thức thể hiện sự trân trọng của chàng trai dành cho cô gái mà họ yêu. Họ đã về thưa chuyện với cha mẹ để hai bên gia đình gặp gỡ và xin cô gái về làm dâu.
Người miền Nam luôn được biết đến là rất phóng khoáng và không chú ý quá nhiều chi tiết. Chính vì thế, nếu khoảng cách địa lý giữa hai nhà quá xa thì lễ dạm ngõ và lễ ăn hỏi có thể gộp chung lại một ngày. Dù vậy, tất cả các lễ vật dạm ngõ hay ăn hỏi, nhà trai vẫn phải chuẩn bị chỉn chu để dâng lên bàn thờ tổ tiên khi đón dâu.
>>>Xem thêm :
- Lễ Dạm Ngõ Cần Những Gì? Tất tần tật Những Thứ cần Chuẩn Bị
- Lễ Dạm Ngõ Nên Mặc Gì? Tư Vấn 101 Cách Chọn Đồ Cho CD -CR
Lễ dạm ngõ miền Nam gồm những gì?
Người miền Bắc thường hay chú trọng tiểu tiết, cẩn thận từng công đoạn. Người miền Nam lại có những phong tục rất khác. Lễ dạm ngõ miền Nam không cần quá cầu kỳ, hoa mỹ mà rất giản đơn. Mâm lễ thường bao gồm cặp rượu chè được bọc tỉ mỉ trong giấy bóng màu đỏ cùng mâm trầu cau và trái cây.
Mặc dù không để ý nhiều tục lệ, nhưng lễ vật dạm ngõ thật tươm tất sẽ giúp nhà trai gây ấn tượng tốt cho nhà gái. Điều này khiến nhà gái cảm nhận được sự trân trọng của nhà trai dành cho cô con gái nhà mình.
Thành phần tham dự đám nói – lễ vật dạm ngõ miền Nam
Tại ba miền Bắc – Trung – Nam, số lượng và thành phần dự lễ dạm ngõ là như nhau. Nhà trai sẽ cử đại diện một đoàn người gồm 7-10 người gồm bố mẹ, họ hàng thân thích để đi tới nhà gái.
Trong lễ dạm ngõ miền Nam, hai gia đình sẽ giới thiệu, làm quen nhau. Qua đôi ba câu chuyện, hai nhà sẽ hiểu hơn về hoàn cảnh, gia phong của hai bên. Tiếp đó, đại diện nhà trai sẽ đứng dậy và có đôi lời phát biểu. Nhà gái cũng sẽ có một bài phát biểu ngắn để đáp lại. Bài phát biểu được hoàn thành thì lễ vật dạm ngõ miền Nam sẽ được trao cho nhau.
Trình tự và thủ tục lễ dạm ngõ miền Nam
Thủ tục lễ dạm ngõ miền Nam bao gồm những tục lệ sau:
Đại diện gia đình nhà trai sẽ phát biểu và trình bày lý do đến nhà gái. Tiếp theo xin phép gia đình để tổ chức cho gia đình cho hai bạn trẻ. Sau đó gia đình sẽ trao lễ bao gồm vàng, tiền, rượu chè, trái cây cho nhà gái. Nhà gái tiếp nhận rồi dâng lên bàn thờ tổ tiên. Hai bạn trẻ cùng thắp nhang để thông báo, đồng thời xin sự chứng giám và chúc phúc của ông bà tổ tiên.
Sau khi hoàn thành thủ tục lễ dạm ngõ miền Nam, hai bên gia đình sẽ bàn bạc thời gian tổ chức đám hỏi, đám cưới và xem tử vi.
Dựa vào thoả thuận của hai nhà, những phần lễ cơ bản của cưới hỏi, thời gian diễn ra lễ cưới.
Trong thời đại ngày nay, các cô dâu kết hôn cùng chú rể khác vùng miền không còn là chuyện lạ. Các phong tục tập quán vùng miền khác nhau dẫn đến bất đồng nghi lễ là điều không tránh khỏi.
Trong trường hợp này, hai bạn trẻ đóng vai trò quan trọng trong việc gắn kết hai gia đình với nhau. Hai bạn cần tìm hiểu kỹ về các tục lệ, nguyên tắc của mỗi vùng miền. Từ đó biết cách ứng xử phù hợp nhé! Hãy cùng trò chuyện nhiều hơn với các vị phụ huynh để hiểu mong muốn của họ.
Lễ dạm ngõ như cánh cổng kết nối hai gia đình với nhau. Nó là tiền đề để đôi bạn trẻ tiến tới một hôn lễ trọn vẹn. Hãy tìm hiểu thật kỹ về nó trước khi tiến hành hôn lễ để tránh trường hợp lúng túng cho cả hai bên nhé!
Lễ dạm ngõ miền Nam ngày xưa và nay có gì khác?
Chắc hẳn những gia đình lần đầu cưới vợ, gả con. Vì vậy không tránh khỏi bỡ ngỡ vì không biết lễ dạm ngõ miền Nam nên chuẩn bị gì. Lễ dạm ngõ ngày nay đã được lược bỏ đi nhiều thủ tục, không còn quá khắt khe Nghi lễ không đặt nặng vấn đề thủ tục hay lễ nghi nhưng các gia đình nên chuẩn bị thật chu đáo. Cho dù từng vùng miền sẽ có những khác biệt nhất định, hãy tìm hiểu thật kỹ để thể hiện lòng thành và sự trân trọng đối với nhà thông gia tương lai nhà mình nhé!
3 điều cần tránh trong này lễ dạm ngõ miền Nam
Bên cạnh những điều tốt như xem ngày giờ tốt thì cũng có những điều cần tránh trong ngày lễ dạm ngõ để công việc được diễn ra thuận lợi nhất. Sau đây là 3 điều cần kiêng kỵ trong ngày lễ dạm ngõ:
1. Nhà có tang thì không nên dạm ngõ
“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” là câu nhắn nhủ của các cụ từ nhiều đời truyền lại. Do đó, không nên tổ chức lễ dạm ngõ khi một trong hai bên gia đình đang có tang. Theo quan niệm của người xưa, có tang là điều không may mắn. Do đó mới có luật “chạy cưới”, tức là hai bên gia đình sẽ tổ chức đám cưới trước khi tổ chức tang lễ. Tuy nhiên, không cần quá khắt khe trong vấn đề này. Nếu tang gia của người thân thích họ hàng thì hôn lễ không cần dời lại.
2. Tránh làm vỡ đồ trong ngày dạm ngõ
Tại miền Bắc, người ta rất chú trọng điều này. Mọi sự đổ vỡ của đồ đạc trong nhà làm người ta liên tưởng đến sự đổ vỡ trong hôn nhân. Do đó, vỡ gương hay gãy đũa là điều cực kỳ kiêng kỵ. Hôn lễ là đại sự của cả một đời người nên hãy chú ý nhé!
3. Tránh chọn ngày xấu, giờ xấu để tổ chức lễ dạm ngõ
Tuy hiện nay, việc chọn ngày lành tháng tốt không còn quá khắt khe như trước. Dù vậy, tổ chức lễ dạm ngõ vào ngày có sao Cô Thần hay Quả Tú là điềm xấu. Nó sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống sau hôn nhân của hai bạn trẻ. Thậm chí là liên quan đến chuyện con cái sau này!
Tạm kết
Trên đây là tất tần tật những thông tin về lễ dạm ngõ miền Nam. Hy vọng chúng sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn có một lễ dạm hỏi đúng chuẩn miền Nam và trọn vẹn như ý nhé!