Trước ngày tổ chức đám cưới, cô dâu chú rể và hai bên gia đình cần tìm hiểu kỹ về thủ tục lễ cưới của người Việt nói chung và từng miền nói riêng để có sự chuẩn bị…. Lễ cưới không chỉ là dịp trọng đại với người Việt mà còn là dịp tập hợp nhiều nghi lễ quan trọng, nhiều nét văn hóa đặc sắc. Nếu bạn chưa biết thủ tục lễ cưới của người Việt có gì đặc biệt thì có thể tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Cali Bridal.
Bạn đang băn khoăn về thủ tục lễ cưới của người Việt?
Những thông tin mà Cali Bridal cung cấp không chỉ giúp bạn hiểu hơn về thủ tục đám cưới miền Bắc, thủ tục đám cưới miền Trung và thủ tục đám cưới miền Nam mà còn giúp bạn biết cách chuẩn bị để hôn lễ diễn ra thuận lợi, đúng phong tục.
Các nghi lễ trong thủ tục lễ cưới của người Việt
Thủ tục đám cưới truyền thống của người Việt khá phức tạp. Nó bao gồm nhiều nghi lễ mà nhà trai, nhà gái và cô dâu chú rể cần hoàn thành. Có thể kể đến một số nghi lễ chính như:
- Lễ dạm ngõ
- Lễ ăn hỏi
- Lễ đính hôn
- Lễ vấn danh
- Lễ nạp tài
- Lễ xin dâu
- Lễ đón dâu
- Lễ thành hôn
- Lễ tơ hồng
- Lễ hợp cần
- Lễ báo hỷ
- Lễ lại mặt…
Thủ tục đám cưới truyền thống gồm nhiều nghi lễ
Mỗi nghi lễ trong thủ tục đám cưới truyền thống lại có ý nghĩa đặc biệt với mong muốn mang đến cuộc hôn nhân hạnh phúc, bình yên cho cô dâu chú rể. Ví dụ như lễ tơ hồng thuộc thủ tục đám cưới nhà trai. Đây là lễ khấn Ông Tơ Bà Nguyệt và cao đường (bố mẹ chú rể). Nó thường được tổ chức tại nhà trai, khi khách mời đã về hết với sự tham gia của cô dâu chú rể, bố mẹ chú rể và họ hàng thân thiết. Hay lễ báo hỷ là bữa tiệc thân mật (có thể là tiệc mặn hoặc tiệc ngọt) được tổ chức sau lễ cưới chính thức tại quê hương của cô dâu chú rể hay nơi ở của bố mẹ vợ, bố mẹ chồng, nơi công tác của cô dâu chú rể…. Nó được tổ chức để mời những người thân, bạn bè ở quá xa, không thể trực tiếp đến đám cưới của cặp đôi. Nhìn chung, thủ tục lễ cưới của người Việt gồm rất nhiều nghi lễ quan trọng. Trong đó, có thể kể đến 4 nghi lễ có ý nghĩa đặc biệt nhất mà tất cả các cặp đôi đều cần trải qua là:
Lễ dạm ngõ
Lễ dạm ngõ là nghi lễ khởi đầu cho hàng loạt thủ tục đám cưới sau đó
Trong thủ tục lễ cưới của người Việt, lễ dạm ngõ còn được gọi là lễ chạm ngõ. Đây là nghi lễ khởi đầu cho hàng loạt thủ tục đám cưới sau đó. Vì vậy, dù khá đơn giản nhưng lễ dạm ngõ vẫn được xem là nghi lễ vô cùng quan trọng. Là nghi lễ không thể thiếu trong thủ tục lễ cưới của cả ba miền, từ tục đám cưới miền Bắc đến thủ tục đám cưới miền Trung và thủ tục đám cưới miền Nam. Dù ở miền nào thì trước khi làm lễ dạm ngõ, nhà trai cũng phải chọn ngày đẹp, giờ đẹp và thông báo trước cho nhà gái. Khi được nhà gái chấp thuận, phía nhà trai sẽ chuẩn bị lễ vật đơn giản gồm: trầu cau, chè thuốc, bánh kẹo…. Các lễ vật cần chuẩn bị theo số chẵn với hàm ý “có đôi có cặp” để nhà gái kính báo gia tiên.
Thành phần tham dự
Lễ dạm ngõ là buổi gặp “nội bộ” của người lớn hai bên gia đình
Lễ dạm ngõ được xem là buổi gặp “nội bộ” của người lớn hai bên gia đình. Do đó, thành phần tham dự thường chỉ bao gồm cô dâu chú rể, bố mẹ cô dâu chú rể và những người thân thiết như cô dì chú bác….
Trình tự diễn ra
Trong ngày diễn ra lễ dạm ngõ, đoàn nhà trai sẽ di chuyển đến nhà gái đúng theo giờ hẹn. Phía nhà gái cần dọn dẹp nhà cửa và chuẩn bị sẵn nước, trà thuốc, bánh kẹo, trái cây… để mời khách. Sau khi nhận lễ từ nhà trai, bố mẹ cô dâu sẽ mang lên bàn thờ gia tiên để thắp hương kính báo tổ tiên. Sau đó, hai bên sẽ nói chuyện để bàn bạn, đi đến thống nhất về ngày giờ tổ chức lễ ăn hỏi, lễ thành hôn, số lượng tráp lễ và các thủ tục liên quan khác.
Lễ ăn hỏi
Lễ ăn hỏi là nghi lễ quan trọng bậc nhất trong thủ tục đám cưới truyền thống
Trong thủ tục lễ cưới của người Việt, sau khi hoàn thành lễ dạm ngõ, hai bên gia đình sẽ chuẩn bị cho ngày lễ ăn hỏi. Dù cũng là nghi lễ diễn ra trong thời gian ngắn, chỉ từ 20 – 30 phút tại nhà gái nhưng lễ ăn hỏi quan trọng hơn nhiều so với lễ dạm ngõ. Thậm chí, nhiều chuyên gia nghiên cứu về văn hóa truyền thống của người Việt cho rằng, lễ ăn hỏi là nghi lễ quan trọng bậc nhất trong thủ tục đám cưới truyền thống. Vì đây là nghi lễ thông báo chính thức về việc hứa gả con cái của hai bên gia đình. Sau lễ ăn hỏi, đôi bạn trẻ sẽ chính thức trở thành vợ sắp cưới – chồng sắp cưới, có thể tập gọi bố mẹ vợ, bố mẹ chồng…. Hơn nữa, trong thủ tục lễ cưới hiện nay, ngày tổ chức lễ ăn hỏi thường diễn ra 3 nghi lễ quan trọng là ăn hỏi, xin cưới và nạp tài. Nhà sai sẽ mang trầu cau, các tráp ăn hỏi và lễ đen đến nhà gái để thưa chuyện. Nếu phía nhà gái nhận lễ thì cũng tức là đã đồng ý việc cưới hỏi của hai con.
Thành phần tham dự
Cô dâu chú rể cần mời hoặc thuê đội bưng tráp trong ngày lễ ăn hỏi
So với lễ dạm ngõ, thành phần tham dự lễ ăn hỏi trường đông hơn. Bao gồm cô dâu chú rể, bố mẹ cô dâu, bố mẹ chú rể, những người cao niên trong dòng họ và họ hàng thân thiết của hai bên gia đình. Ngoài ra, cô dâu chú rể cần mời hoặc thuê đội bưng tráp lễ hỏi. Đội này gồm 5, 7, 9 hoặc 11 nam nữ ứng với số tráp lễ đã chuẩn bị (theo thủ tục đám cưới miền nam thì có thể là 6, 8 hoặc 10 cặp nam nữ). Những bạn được mời bưng tráp lễ phải có ngoại hình sáng, chưa lập gia đình….
Trình tự diễn ra
Trong ngày ăn hỏi, cô dâu chú rể cần mời nước họ hàng hai bên
Để chuẩn bị cho lễ ăn hỏi, phía nhà gái sẽ cần dọn dẹp, trang trí, thậm chí là sửa sang lại nhà cửa cho gọn gàng, tươm tất. Nhà gái cũng có thể thuê phông bạt, bàn ghế để làm đẹp cho khu vực dự định tổ chức lễ hỏi và đảm bảo việc đón tiếp nhà trai diễn ra thân tình, chu đáo nhất. Về phía nhà trai, theo thủ tục lễ cưới, chú rể hoặc bố mẹ chú rể sẽ liên hệ với đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ cưới hỏi để đặt các tráp lễ ăn hỏi. Đến ngày tổ chức lễ hỏi, nhà trai sẽ nhận tráp lễ và di chuyển đến nhà gái. Thông thường, nhà trai nên đến trước từ 20 – 25 phút để tránh sơ suất, đảm bảo đến nhà gái đúng giờ. Đến giờ lành đã hẹn trước, đại diện nhà gái sẽ ra cổng đón nhà trai vào để bắt đầu nghi lễ trao – nhận lễ hỏi; thắp hương kính báo gia tiên, giới thiệu cô dâu – chú rể mới và bàn bạc về các thủ tục lễ cưới tiếp theo. Thời gian từ lễ hỏi đến lễ cưới có thể là 1 ngày, 3 ngày, 1 tuần hoặc lâu hơn tùy vào việc chọn ngày đẹp của hai bên gia đình.
Lễ thành hôn
Lễ thành hôn là ngày mà chú rể sẽ chính thức đón cô dâu về nhà
Ở cả 3 miền, lễ thành hôn đều là phần được quan tâm nhất trong thủ tục lễ cưới. Nghi lễ này được tổ chức vào ngày lành tháng tốt mà gia đình cô dâu chú rể đã lựa chọn và thống nhất từ trước. Là ngày mà chú rể sẽ chính thức đón cô dâu về nhà. Khác với lễ dạm ngõ và lễ ăn hỏi, địa điểm tổ chức lễ thành hôn rất linh hoạt, cô dâu chú rể có tổ chức tiệc tại nhà, tổ chức tại khách sạn, trung tâm tổ chức tiệc cưới hay bất kỳ địa điểm nào khác (trong nông trại, bên bờ biển, trong các khu du lịch….). Hai bên gia đình có thể tổ chức tiệc chung để mời khách hoặc từng nhà tổ chức tiệc riêng, mời khách riêng.
Lễ thành hôn có thể được tổ chức tại khách sạn, trung tâm tổ chức tiệc cưới
Dù tổ chức ở đâu thì nhà trai cũng cần lên kế hoạch xuất phát và lộ trình để đảm bảo thời gian đến nhà gái xin dâu và trở về nhà trai tổ chức lễ thành hôn theo đúng giờ đẹp. Trong ngày lễ này, cô dâu chú rể cũng cần làm lễ gia tiên, chào hai họ, rót nước mời khách và chụp ảnh lưu niệm với bạn bè, người thân theo đúng thủ tục lễ cưới.
Thành phần tham dự
Trong lễ thành hôn, cô dâu chú rể sẽ mời nhiều người thân, bạn bè để chứng kiến, chúc phúc
Thành phần tham dự lễ thành hôn luôn rất đông, bao gồm cô dâu chú rể, bố mẹ cô dâu, bố mẹ chú rể, họ hàng hai bên, bạn bè thân thiết, đối tác, khách hàng…. Tất cả sẽ được mời đến dự để xem thủ tục lễ cưới và dùng tiệc chúc mừng cô dâu chú rể.
Trình tự diễn ra
Theo các thủ tục đám cưới, đến ngày đẹp, giờ đẹp đã được xem xét, thống nhất từ trước, chú rể cùng bố và đại diện nhà trai sẽ mang xe hoa đến nhà gái để đón cô dâu về nhà. Phía cô dâu sẽ được trang điểm, mặc sẵn váy cưới để chờ chú rể đến đón.
Tại nhà gái (còn được gọi là lễ vu quy)
Lễ thành hôn tổ chức tại nhà gái còn được gọi là lễ vu quy
Nhà trai sẽ đợi đến đúng giờ đẹp rồi mới bước vào nhà gái. Đại diện nhà gái sẽ mời nhà trai ngồi vào vị trí đã được chuẩn bị trước. Hai họ giới thiệu thành phần tham dự. Sau đó, nhà trai sẽ trao trầu xin dâu và xin phép để chú rể vào phòng đón cô dâu. Sau đó, cô dâu chú rể sẽ được hướng dẫn để làm lễ gia tiên tại nhà gái. Cuối cùng, nhà trai sẽ xin phép để đưa cô dâu về nhà chồng. Đại diện nhà gái cũng đứng lên phát biểu việc đồng ý cho nhà trai đón dâu và cử một số người thân, bạn bè đưa cô dâu về nhà chồng.
Tại nhà trai (còn gọi là lễ thành hôn)
Lễ cưới tại nhà trai thường có phần trao quà, chúc phúc của người lớn hai bên gia đình
Khi đến nhà trai, cô dâu chú rể sẽ cùng thắp hương lên bàn thờ gia tiên. Sau đó, nhà trai sẽ có đôi lời phát biểu để chú rể đón cô dâu ra mắt bố mẹ chồng, mời nước quan viên hai họ, trao quà và mời dùng tiệc, thưởng thức văn nghệ…. Ở một số nơi, theo thủ tục lễ cưới, đại diện nhà trai sẽ mời họ hàng nhà gái lên thăm phòng của cô dâu chú rể để có thể yên tâm hơn về cuộc sống sau này của hai con.
Lễ lại mặt
Sau đám cưới, cặp đôi sẽ mang quà lại mặt về và ở lại ăn cơm với bố mẹ vợ
Một nghi lễ quan trọng khác trong thủ tục lễ cưới của người Việt là lễ lại mặt. Thông thường, sau lễ cưới, cô dâu chú rể cần về lại mặt tại nhà gái. Thời gian tổ chức lễ lại mặt có thể thay đổi linh động tùy theo điều kiện công việc của cô dâu chú rể và khoảng cách địa lý giữa hai bên gia đình. Nhưng về cơ bản, cô dâu chú rể cần đến nhà gái lại mặt vào buổi sáng. Đồ lễ trong thủ tục lại mặt sau đám cưới sẽ được gia đình nhà trai chuẩn bị. Bao gồm gà trống, gạo nếp hoặc đơn giản hơn là bánh kẹo, rượu thuốc…. Sau khi làm lễ, cô dâu chú rể sẽ ở lại ăn cơm cùng bố mẹ vợ. Trong thủ tục lễ cưới truyền thống, lễ lại mặt được xem như lời nhắc nhở đôi vợ chồng trẻ về chữ hiếu. Rằng không chỉ với nhà chồng mà cặp đôi cũng cần có sự quan tâm, chăm sóc với gia đình nhà vợ. Nó cũng thể hiện sự quan tâm, chu đáo của gia đình nhà trai, của chú rể với gia đình nhà gái. Qua đó, tạo sự gắn bó, thân thiết giữa hai bên gia đình.
Các thủ tục lễ cưới khác mà cô dâu chú rể cần lưu ý
Thủ tục đám cưới của người Việt gồm rất nhiều bước mà cô dâu chú rể cần đảm bảo
Những năm gần đây, đám cưới của người Việt đã được đơn giản hóa đi rất nhiều. Nhưng thủ tục chuẩn bị đám cưới vẫn được đánh giá là phức tạp, gồm nhiều bước mà cô dâu chú rể và hai bên gia đình cần đảm bảo một cách nghiêm ngặt. Hơn nữa, ngoài 4 nghi lễ quan trọng trong thủ tục làm đám cưới, cô dâu chú rể và hai bên gia đình cần lưu ý một số thủ tục lễ cưới khác như:
Thủ tục cưới 2 lần
Thủ tục cưới 2 lần được áp dụng với mong muốn cuộc hôn nhân của cặp đôi được suôn sẻ, thuận lợi
Thủ tục cưới 2 lần còn được gọi là phong tục cưới lấy ngày hay phong tục đón dâu 2 lần. Nếu áp dụng thủ tục trong lễ cưới này thì ngay trong ngày ăn hỏi, ngoài các thủ tục lễ cưới truyền thống, nhà trai sẽ phải xin dâu. Sau đó, cô dâu sẽ theo nhà trai về nhà và ở lại. Đến sáng hôm sau, cô dâu sẽ tự ra về mà không thông báo, không để bất kỳ ai biết. Khi áp dụng thủ tục cưới hai lần thì tương đương với việc cô dâu có hai lần xuất giá. Nhiều ý kiến cho rằng, thủ tục này có thể giúp cuộc hôn nhân của cặp đôi được suôn sẻ, thuận lợi, ít sóng gió hơn.
Lễ cheo
Lễ cheo là lễ vật hoặc khoản tiền cần nộp cho làng xóm khi có con gái đi lấy chồng
Nếu dành thời gian tìm hiểu về thủ tục lễ cưới truyền thống của người Việt thì bạn có thể đã nhìn thấy thông tin về lễ cheo. Đây là lễ vật hoặc khoản kinh phí cần nộp cho làng xóm khi có con gái đi lấy chồng. Dụng ý của lễ này là để thông báo về việc gia đình có thêm con, thêm cháu, để làng xóm tiếp nhận thêm thành viên mới…. Hiện nay, nhiều địa phương trên cả nước đã không còn áp dụng lễ cheo. Nhưng nếu sử dụng, lễ này sẽ được tiến hành trước lễ cưới nhiều ngày hoặc sau lễ cưới một ngày tùy theo thủ tục lễ cưới ở từng địa phương.
Tuần trăng mật
Nghỉ tuần trăng mật cũng là thủ tục được nhiều cặp đôi áp dụng
Kỳ nghỉ sẽ giúp cô dâu chú rể giảm căng thẳng, mệt mỏi và có nhiều kỷ niệm đẹp
Tuần trăng mật không phải là thủ tục lễ cưới truyền thống. Nó được du nhập vào Việt Nam từ các quốc gia phương Tây và đã nhanh chóng trở nên phổ biến. Theo thủ tục lễ cưới, tuần trăng mật là để chỉ 7 ngày đầu tiên của cuộc hôn nhân. Khi các cặp đôi đang trong giai đoạn ngọt ngào, hạnh phúc vì mới được về chung một nhà. Nếu có điều kiện, cặp đôi có thể du lịch tuần trăng mật ở những nơi có phong cảnh hữu tình, lãng mạn, những địa điểm du lịch yêu thích…. Đây sẽ là kỳ nghỉ thoải mái sau những ngày bận rộn để chuẩn bị thủ tục lễ cưới. Nó cũng giúp cô dâu chú rể có một khởi đầu đẹp, ngọt ngào cho cuộc hôn nhân. Cali Bridal vừa giúp cô dâu chú rể điểm qua những thủ tục lễ cưới quan trọng của người Việt hiện nay. Hy vọng những thông tin về thủ tục lễ cưới này sẽ giúp ích cho bạn. Ngoài cung cấp thông tin, Cali Bridal cũng xin gửi tới các bạn những lời chúc tốt đẹp nhất. Chúc vợ chồng bạn có cuộc hôn nhân ngọt ngào, tràn đầy hạnh phúc!
Xem thêm : 35+ Mẫu Phông Bạt Đám Cưới Đẹp Ấn Tượng Cho Các Đôi Uyên Ương Top 10 Lời Chúc Mừng Đám Cưới Hay, Độc Đáo Và Ý Nghĩa Nhất