
Từ xa xưa, người Việt Nam đã có những phong tục cưới hỏi vô cùng đa dạng và đặc sắc. Hiện nay, nghi lễ cưới hỏi hoàn chỉnh bao gồm 4 nghi lễ chính: lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi, hôn lễ và lễ lại mặt. Trong đó, lễ dạm hỏi là nghi thức đầu tiên, cũng là buổi gặp gỡ đầu tiên giữa hai bên gia đình. Hãy cùng Cali Bridal khám phá mâm lễ dạm ngõ bao gồm những gì ngay bây giờ nhé!
Mâm lễ dạm ngõ hình con rồng và phượng hoàng đặc sắc
Mâm lễ dạm ngõ đẹp bao gồm những lễ vật gì?
Mỗi địa phương sẽ có phong tục tập quán riêng. Do đó, lễ vật trong mâm lễ dạm ngõ cũng khác nhau. Thông thường, một mâm lễ dạm ngõ đẹp hoàn chỉnh sẽ có những sính lễ sau:
- Chè: 1 hộp chè hoặc loại chè túi hút chân không
- Trầu cau: 9 quả cau cùng lá trầu (9 là con số mang ý nghĩa viên mãn, trọn vẹn thể hiện sự bền vững trường tồn)
- Rượu và thuốc: 1 chai rượu cùng cây thuốc để dâng lên ông bà tổ tiên thể hiện sự hiếu thảo (rượu vodka, rượu vang Chile, Chivas 12)
- Quà bánh: bánh phu thê, bánh cốm, bánh danisa…
- Mâm quả lễ dạm ngõ: các loại hoa quả bất kỳ (táo, cam, xoài, nho,…)
- Hoa tươi và phụ kiện trang trí: hoa hồng, hoa baby,…
Tùy từng địa phương, tôn giáo mà sẽ có những thay đổi nhất định. Trong mâm lễ dạm ngõ của người miền Nam sẽ có thêm một đĩa trầu cau têm cánh phượng cùng cặp rượu gói trong giấy đỏ. Miền Trung sẽ có thêm bánh Hồng hay một đặc sản của địa phương làm quà cho nhà gái.
Tham khảo thêm :
- 8+ Mẫu bài Phát Biểu Lễ Dạm Ngõ Hay, Đầy Đủ Và Ý Nghĩa nhất
- Lễ Dạm Ngõ Cần Những Gì? Tất tần tật Những Thứ cần Chuẩn Bị
#5 cách bày mâm lễ dạm ngõ
Cách làm mâm lễ dạm ngõ:
#1 Mâm lễ dạm ngõ tại miền Bắc
#2 Mâm lễ dạm ngõ tại miền Nam
#3 Mâm lễ dạm ngõ tại miền Trung
#4 Mâm lễ dạm ngõ theo kiểu truyền thống
# 5 Mâm lễ dạm ngõ theo kiểu hiện đại
#6 Mâm quả lễ dạm ngõ
Nhà gái cần chuẩn bị gì cho ngày lễ dạm ngõ?
Trong khi nhà trai cần phải chuẩn bị mâm lễ dạm ngõ, nhà gái cũng cần có sự chuẩn bị để tiếp đón chu đáo đoàn nhà trai. Sự cởi mở và quý trọng thể được thể hiện trong dịp này. Nhà gái cần chuẩn bị những việc sau:
- Chuẩn bị nước uống, bánh kẹo
- Dọn dẹp nhà cửa, bàn thờ tổ tiên
- Chuẩn bị sẵn chỗ để xe cho nhà trai
- Chuẩn bị mâm cơm thân mật đãi khách
Tráp lễ dạm ngõ có những loại nào?
Có hai loại tráp lễ dạm ngõ cho bạn lựa chọn:
Tráp lễ dạm ngõ truyền thống: Loại mâm lễ dạm ngõ này dành cho những gia đình bình dân. Nó bao gồm 4 lễ vật chính gồm rượu vang, trầu cau, chè và thuốc lá. Chi phí để chuẩn bị tráp lễ này khá rẻ nhưng vẫn đẹp mắt và tinh tế. Các lễ vật được sắp xếp trang trọng trên tráp sơn son thếp vàng và phủ vải chữ hỷ màu đỏ.
Tráp lễ dạm ngõ truyền thống (Ảnh minh hoạ)
Tráp lễ dạm ngõ hiện đại: Loại mâm lễ dạm ngõ này dành cho những gia đình có điều kiện kinh tế. Bên cạnh 4 lễ vật như trong mâm lễ dạm ngõ truyền thống, nó còn được trang trí thêm với hoa quả, bánh trái,… Mâm quả lễ dạm ngõ càng nhiều lễ vật, tráp lễ càng sang trọng và đẹp mắt.
Tráp lễ dạm ngõ hiện đại (Ảnh minh hoạ)
Ý nghĩa của mâm lễ dạm ngõ trong hôn nhân
Ngày nay, đôi bạn trẻ có thể tự do yêu và tìm hiểu nhau trước khi quyết định tiến đến hôn nhân. Lúc này, lễ dạm ngõ là buổi gặp gỡ chính thức đầu tiên giữa hai gia đình. Đây là cơ hội để hai nhà trò chuyện, tìm hiểu về hoàn cảnh, gia phong và điều kiện gia đình hai bên. Mâm lễ dạm ngõ lúc này đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nó thể hiện thành ý và sự trân trọng của gia đình nhà trai đối với nhà gái. Sau đó, đại diện nhà trai sẽ mang lễ vật đến nhà gái ngỏ lời xin phép cho hai đôi bạn trẻ chính thức tìm hiểu nhau.
Trình tự diễn ra lễ chạm ngõ
Sau khi hai bên gia đình thống nhất thời gian để tổ chức lễ dạm ngõ, nhà trai sẽ mang theo lễ vật đến thăm nhà gái. Trình tự diễn ra một lễ dạm ngõ theo đúng phong tục tập quán bao gồm:
- Nhà gái sẽ đón và mời đoàn nhà trai và thăm nhà uống nước và trò chuyện.
- Đại diện gia đình nhà trai chào hỏi, giới thiệu từng thành viên đang có mặt.
- Đại diện nhà gái chào hỏi đáp lại và giới thiệu thành viên có mặt.
- Đại diện nhà trai sẽ nói mục đích của buổi gặp gỡ và trình mâm lễ dạm ngõ đã được chuẩn bị. Sau đó, ngỏ ý muốn xin phép cho đôi bạn trẻ chính thức tìm hiểu nhau. Thông thường, ở bước này, đại diện nhà trai sẽ có một bài phát biểu ngắn.
- Đại diện nhà gái nhận lễ vật, cảm ơn đồng thời cũng có một bài phát biểu đáp lời.
- Cha mẹ của cô gái nhận mâm lễ dạm ngõ và dâng lên bàn thờ tổ tiên.
- Đôi trai gái thắp hương lên bàn thờ tổ tiên nhằm thông báo tổ tiên và mong muốn được họ chúc phúc.
- Tiếp theo, hai nhà sẽ cùng ngồi lại với nhau và bàn về hôn lễ chính sự.
- Bàn xong mọi chuyện, nhà gái sẽ mời nhà trai ở lại dùng bữa cơm thân mật để tỏ lòng hiếu khách.
Buổi lễ dạm ngõ đến đây cơ bản đã hoàn thành.
Các thành viên có mặt trong lễ dạm ngõ có những ai?
Thông thường, buổi gặp gỡ đầu tiên sẽ có ông bà, cô dì chú bác chị em thân thiết trong gia đình tham gia. Nhà trai sẽ có khoảng 7 đến 10 người tham dự. Bên nhà gái cũng tương tự như thế.
Nên chọn trang phục trong lễ dạm ngõ như thế nào?
Trong lần gặp gỡ thân mật này, hai bên gia đình không cần ăn mặc quá cầu kỳ nhưng vẫn cần lịch sự và kín đáo.
Cô dâu mặc trang phục gì trong đám nói?
#1: Chân váy dài cùng áo sơ mi
Bộ trang phục này vô cùng phù hợp với lễ dạm ngõ. Nó giúp cô dâu thêm phần trẻ trung, năng động nhưng vẫn lịch sự. Các nàng nên kết hợp với các phụ kiện trang sức như vòng cổ, lắc tay nhé!
#2 Áo dài truyền thống
Tà áo dài quá quen thuộc với những dịp lễ quan trọng như thế này. Nét mềm mại, dịu dàng nữ tính của cô dâu sẽ được làm nổi bật lên. Những nét đẹp đều được tinh tế thể hiện qua tà áo dài truyền thống.
Áo dài truyền thống dịu dàng, mềm mại
#3 Áo dài cách tân
Với cô nàng không thích sự rườm rai và tà áo dài của áo dài truyền thống thì hãy thử tham khảo áo dài cách tân nhé!
Áo dài cách tân đẹp, tinh tế mà sang trọng
Chú rể mặc trang phục gì trong đám nói?
#1 Quần âu và áo vest
Đây là bộ outfit đi đầu xu hướng hiện nay. Bộ âu phục sẽ làm nổi bật sự sang trọng, lịch lãm và cuốn hút của phái mạnh.
Âu phục sang trọng, lịch lãm luôn dẫn đầu xu hướng
#2 Áo dài truyền thống
Áo dài truyền thống sẽ mang lại vẻ khoan thai, tự tin, thoải mái cho chú rể. Mặc dù là áo dài nhưng nó vẫn thể hiện sự nam tính qua vạt áo rộng, dáng áo hình chữ A kín đáo.
Chú rể lịch sự, đoan trang trong tà áo dài truyền thống
3 điều kiêng kỵ trong lễ dạm ngõ
1. Làm rơi vỡ gương, đồ đạc
Theo quan niệm ngày xưa, rơi vỡ gương hay gãy đũa là điềm xấu. Người ta vô cùng kiêng kỵ bởi nó có thể khiến cuộc hôn nhân của đôi bạn trẻ rạn nứt, bất hoà hay đổ vỡ.
2. Chọn ngày xấu để dạm ngõ
“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” là câu dặn dò của ông cha ta từ xưa đến nay. Cô dâu chú rể nên tránh các ngày Hắc đạo, Tam tai, Sát chủ hay ngày rằm, Cô Thần, Quả tú để hôn nhân hạnh phúc, êm đềm.
3. Kiêng dạm ngõ khi nhà có tang sự
Tang lễ là chuyện buồn. Theo quan niệm của ông cha ta thì nhà có tang lễ không được may mắn. Tuy nhiên không cần quá chú trọng đến vấn đề này. Nếu như họ hàng thân thích của nhà trai hay nhà gái có tang lễ thì vẫn có thể tổ chức lễ dạm ngõ như thường.
Những lưu ý cần kiêng trong lễ dạm ngõ
Mặc dù lễ dạm ngõ rất đơn giản nhưng vẫn là vô cùng quan trọng không thể thiếu. Trên đây là tất cả thông tin về mâm lễ dạm ngõ được Cali Bridal tổng hợp được. Hy vọng nó sẽ hữu ích và giúp bạn có mâm lễ dạm ngõ đẹp đơn giản như ý. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0978 886 133 để được hỗ trợ miễn phí nhé!
Bài cùng chuyên mục :